Báo cáo của IBM năm 2018 cho thấy chatbot có khả năng cắt giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp lê tới 30%. Trong cùng năm đó, Juniper Research ước tính rằng doanh nghiệp có thể tiết kiệm 8 tỷ USD chi phí vận hành với chatbot trong năm 2022.
Những con số trên đều cho thấy về sự phát triển của Chatbot trong những năm gần đây, đặc biệt là sự ứng dụng của nó trong chuyển đổi số doanh nghiệp. Không quá khi nói đây sẽ trở thành xu hướng của tương lai, các doanh nghiệp không nên bỏ lỡ.
Chi phí cho nhân sự có thể chiếm tới 70% tổng chi phí vận hành doanh nghiệp, theo báo cáo của Statista (2021) cho thấy mức lương đầu vào trung bình cho 1 nhân viên hỗ trợ khách hàng tại Việt Nam rơi vào khoảng 7 triệu VND/tháng hay 84 triệu VND/năm. Chắc hẳn, mọi quản lý đều muốn khoản đầu tư lớn này đáng giá.
Đây chính là khoảnh khắc để tính năng của Chatbot được phát huy. Chatbot AI có thể hỗ trợ nhân viên của bạn với tác vụ lặp lại, cho phép họ dành thời gian để giải quyết các công việc cấp cao hơn và tăng cường hiệu quả. Báo cáo của Juniper Research (2018) đã đưa ra dự đoán rằng các công ty có thể tiết kiệm tới 2,5 tỷ giờ dịch vụ khách hàng thông qua Chatbot vào năm 2023.
Việc cắt giảm số phiên hội thoại đồng thời từ 3 xuống còn 2 phiên cho mỗi trợ lý có thể tăng chỉ số khách hàng thiện cảm lên tới 19% và 6 điểm trong chỉ số hiệu suất nhân viên. Việc ứng dụng Chatbot là điều cần thiết để vừa làm hài lòng khách hàng, vừa nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp đang áp dụng Chatbot bởi những lợi ích đáng kể. Thị trường hội thoại được cung cấp bởi Chatbot được định giá đạt từ 4,8 tỷ USD tới 15,7 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2024. (Markets & Markets, 2020). Gartner đánh giá 15% tương tác dịch vụ khách hàng sẽ được xử lý bởi trí tuệ nhân tạo vào năm 2021, tăng 400% so với năm 2017.
Tại Việt Nam, hệ thống Chatbot AI ngày càng phổ biến hơn với nhiều nhà cung cấp dịch vụ luôn sẵn sàng cho khách hàng. Trước sự thiếu hụt kiến thức cũng như nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin, nhiều doanh nghiệp cấp bách tìm kiếm sự hướng dẫn và hỗ trợ để tối ưu hóa ứng dụng chatbot.
Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp ứng dụng chatbot thành công trong quá trình chuyển đổi số là công ty thương mại điện tử lớn Amazon. Amazon đã triển khai chatbot của riêng họ được gọi là “Amazon Alexa,” và đây là một trong những ví dụ tiêu biểu về cách chatbot có thể tăng cường trải nghiệm khách hàng và cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Amazon Alexa là một trợ lý ảo thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo, được tích hợp trong các thiết bị như loa thông minh Amazon Echo, điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác. Chatbot này cho phép người dùng tương tác bằng giọng nói để thực hiện nhiều công việc, bao gồm:
Mua sắm trực tuyến: Người dùng có thể mở Amazon Alexa và yêu cầu mua hàng thông qua giọng nói. Chatbot sẽ cung cấp thông tin về sản phẩm, giá cả và quy trình đặt hàng, giúp người dùng mua hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Theo dõi đơn hàng: Chatbot cho phép người dùng theo dõi tình trạng đơn hàng của họ thông qua giọng nói. Người dùng có thể hỏi “Alexa, đơn hàng của tôi ở đâu?” và chatbot sẽ cung cấp thông tin cụ thể về đơn hàng đó.
Đặt lịch và nhắc nhở: Amazon Alexa có thể giúp người dùng đặt lịch trình, đặt nhắc nhở và thậm chí đặt các sự kiện vào lịch cá nhân của họ.
Tra cứu thông tin: Alexa có khả năng cung cấp thông tin về thời tiết, tin tức, lịch trình giao thông, và nhiều thông tin hữu ích khác mà người dùng có thể yêu cầu bằng giọng nói.
Với sự phát triển của Amazon Alexa, Amazon đã tạo ra một trải nghiệm người dùng tiện lợi và tối ưu hóa quá trình mua sắm trực tuyến. Chatbot này giúp tăng cường tương tác khách hàng, giảm thời gian mua sắm và đơn hàng, và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Với các doanh nghiệp Việt không nhất thiết cần tự mình phát triển một công cụ Chatbot mà có thể lựa chọn dịch vụ này bởi những công ty công nghệ uy tín, có kinh nghiệm triển khai về lĩnh vực này như: Aicobot, Appflow, Vinbase, Ahachat, Fchat,…