Chuyển đổi số doanh nghiệp là câu chuyện được nhắc tới rất nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi trải qua hai năm dịch bệnh Covid-19 các doanh nghiệp buộc phải thực hiện công cuộc chuyển đổi số như một giải pháp sống còn.

Như đã chia sẻ ở bài viết trước “Những Khó Khăn Của Doanh Nghiệp Việt Trong Công Cuộc Chuyển Đổi Số“ có thể thấy rằng mặc dù các doanh nghiệp có mong muốn thực hiện chuyển đổi số, chính phủ cũng có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tuy nhiên công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt vẫn còn gặp không ít khó khăn. 

Để khắc phục điều này hãy cùng tham khảo các giải pháp chuyển đổi số nhanh chóng và toàn diện cho doanh nghiệp Việt trong bài viết dưới đây.

Giải pháp về nhân sự

Có thể nói giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp có thể sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của cả đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp. Có những thói quen cũ như sử dụng giấy tờ, excel, báo cáo trực tiếp,… sẽ buộc phải thay đổi bằng những thói quen mới. Công nghệ là yếu tố hỗ trợ còn quan trọng nhất vẫn là yếu tố về con người, các nhân viên cần hiểu được lý do vì sao cần chuyển đổi số, lợi ích nó đem lại cho doanh nghiệp là gì? 

Sự thay đổi này trong giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp bước đầu đến từ tầm nhìn và sự định hướng của cấp lãnh đạo, sau đó được truyền tải đến các nhân viên trong tổ chức. Một sự định hướng đúng đắn và sự đồng lòng của các thành viên sẽ giúp công cuộc triển khai thuận lợi hơn rất nhiều.

Giải pháp về nguồn lực

Nguồn lực của doanh nghiệp ở đây bao gồm nguồn lực về tài chính và nhân sự. Để thực hiện công cuộc chuyển đối số cho doanh nghiệp thì cả hai yếu tố: tài chính đủ để thay đổi công nghệ, quy trình vận hành, số hoá doanh nghiệp và nhân sự giỏi có đủ kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành theo quy trình mới đều cần được đảm bảo. Thiếu một trong hai yếu tố thì đều có thể làm chậm quá trình thực hiện giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp hoặc chuyển đổi số không triệt để.

Để giải quyết bài toán về nguồn lực các doanh nghiệp có thể cân nhắc đánh giá các khoản chi cho hoạt động quản lý, vận hành và marketing sau đó cắt giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí ở những hoạt động chưa cấp bách hoặc không cần thiết để có thêm kinh phí. Bên cạnh đó kêu gọi thêm vốn đầu tư cũng là một giải pháp có thể cân nhắc thực hiện.

Giải pháp về công nghệ

Sau khi có đủ nguồn lực về kinh tế và nhân sự thì công nghệ chính là yếu tố tiếp theo cần kể đến trong giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra rất nhiều những thành quả tuyệt vời mà các doanh nghiệp có thể ứng dụng vào doanh nghiệp. Nổi bật trong số đó có thể kể đến như:

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Các doanh nghiệp có thể ứng dụng AI để phát triển các chiến lược chuyển đổi dữ liệu hoàn chỉnh dựa trên thông tin thị trường theo thời gian thực thay vì các phương pháp tiếp cận từng phần của các hệ thống rời rạc trước đây.

Công nghệ AI có thể bắt chước trí tuệ con người trong việc nhận biết và phản ứng với các hành vi và sự kiện được thu thập, sử dụng các thuật toán để xây dựng hoặc thay đổi chương trình nhằm tận dụng thông tin đầu vào của hệ thống. Trải nghiệm của khách hàng và các quy trình của công ty có thể được cải thiện bằng các chương trình dựa trên những phân tích và đánh giá của AI về hành vi và sự kiện.

Điện toán đám mây (cloud)

Điện toán đám mây có tính năng lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp bằng cách khai thác các máy chủ dựa trên Internet. Nhờ công nghệ này mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết kế và phát triển Website, ứng dụng; phân tích, vận hành Big Data; lưu trữ dữ liệu Website thông qua Cloud Server; dễ dàng chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng như: Google Drive, Dropbox, Shutterstock… Từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, tối ưu hóa chi phí và tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho cả nhân viên và khách hàng.

Internet vạn vật (IoT)

IoT được đánh giá là một trong những công nghệ chuyển đổi kỹ thuật số được nhiều doanh nghiệp Việt Nam mong muốn sử dụng trong giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp. Công nghệ này cung cấp khả năng hiển thị chi tiết, minh bạch về hàng hóa và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tích hợp IoT có thể quản lý chặt chẽ hơn về quá trình vận hành của trong khi đó, nguồn dữ liệu, thông tin chi tiết và phân tích cụ thể được cung cấp bởi công nghệ IoT cho phép các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chuyển đổi số chính như vận hành hiệu quả, tăng tính linh hoạt và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Không gian làm việc số (Digital Workplace)

Digital Workplace bao gồm các phần mềm, các thiết bị, nền tảng mà nhân viên trong công ty sử dụng để thực hiện công việc thay cho quy trình làm việc truyền thống dựa trên giao tiếp trực tiếp và giấy tờ, sổ sách.

Nền tảng làm việc số cho phép các nhân viên trong tổ chức giao tiếp một cách thuận tiện và nhanh chóng dù ở bất cứ đâu. Các thông tin trao đổi, các file tài liệu được lưu trữ một cách có hệ thống, thuận tiện cho việc truy xuất và xử lý khi cần thiết. Các nhân viên giao tiếp với nhau và giao tiếp, báo cáo với quản lý theo ngữ cảnh một cách liền mạch và đầy đủ vậy nên các quyết định được đưa ra nhanh chóng và chính xác.

 

ChatOps là một trong số những giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp đang được khá nhiều doanh nghiệp Việt tin tưởng sử dụng. Nếu bạn đang quan tâm hoặc có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Share this post

Sử dụng Gmail để trải nghiệm tại đây

;