Chuyển đổi số không còn là câu chuyện xa vời với các doanh nghiệp Việt Nam mà dưới tác động của đại dịch covid-19 và sự phát triển về công nghệ nó đã trở thành xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp cần thực hiện. Mặc dù đã có những chính sách, sự ủng hộ và động viên của chính phủ tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải không ít những khó khăn trong công cuộc chuyển đổi số.
Hãy cùng tìm hiểu về những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt trong bài viết dưới đây.
Từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các nền tảng số, đặc biệt khi các lệnh phong tỏa được áp dụng, mọi người buộc phải giao tiếp với nhau qua hình thức trực tuyến. Điều này kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử – E-Commerce và truyền thông online – Digital Marketing.
Việt Nam là một trong những quốc gia đi tiên phong tại châu Á Trong việc ban hành các chương trình chiến lược về chuyển đổi số quốc gia, trích ngân sách quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số từ tháng 10 năm 2021. Hành động này của chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức cao về chuyển đổi số, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vươn lên, tạo sự bứt phá nhờ công nghệ.
Tuy vậy thực trạng chuyển đổi số của Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn đang có sự thụt hậu khá nhiều. Đánh giá qua chỉ số phương thức thanh toán (là một chỉ số quan trọng để thúc đẩy sự thay đổi nền kinh tế số) đang ở mức yếu. Tỷ lệ giao dịch kỹ thuật số của nước ta chỉ đạt mức 22% kém khá xa Thái Lan (62%), Malaysia (76%)…chỉ hơn được Lào (12%) và Campuchia (1%).
Theo VCCI, hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp này còn thấp, có khoảng 80%-90% máy móc sử dụng là nhập khẩu, gần 80% sử dụng công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.
Tuy vậy vậy VCCI cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu có sự đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm và phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).
Theo các cuộc nghiên cứu và khảo sát được thực hiện với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thì có thể chỉ ra bốn khó khăn phổ biến nhất mà họ đang phải đối mặt trong công cuộc chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công cần có cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp về cả phần cứng và phần mềm. Do đó việc sở hữu cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên chi phí để sở hữu một hạ tầng CNTT là không hề nhỏ.
Đây có lẽ là rào cản chính dẫn đến việc các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số của mình ~65% doanh nghiệp lớn, 62% doanh nghiệp vừa và ~55% doanh nghiệp nhỏ cho rằng công ty thiếu khá nhiều nguồn lực về tài chính để đầu tư công cụ, sáng tạo giải pháp và đào tạo nhân viên về chuyển đổi số.
Với doanh nghiệp lớn, việc thay thế hoàn toàn phương thức làm việc và giao tiếp cũ sẽ khá tốn kém bởi quy mô áp dụng lớn. Thay thế bằng nâng cấp riêng lẻ hạ tầng chuyển đổi số có thể không đạt được tác động lâu dài thậm chí còn gây ra vấn đề bảo trì trong tương lai. Ngược lại, các đơn vị nhỏ hơn lại ít gặp phải vấn đề này mà gặp trở ngại bởi nguồn vốn doanh nghiệp hạn chế.
Chuyển đổi số có thể dẫn đến việc thay đổi hoàn toàn thói quen làm việc hàng ngày của nhân viên và cả các cấp quản lý của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự thay đổi vai trò của một số phòng ban hoặc tái cơ cấu lại tổ chức và văn hoá doanh nghiệp theo một hướng mới.
Các nhân viên buộc phải làm quen với những công nghệ mới, những phương thức giao tiếp và quản lý công việc hoàn toàn mới ứng dụng công nghệ. Những phương thức giao tiếp và quản lý doanh nghiệp sau chuyển đổi số tuy có những ưu điểm về hiệu quả tuy nhiên cũng cần một thời gian nhất định để nhân viên có thể làm quen và biến nó trở thành thói quen.
Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì thách thức này càng lớn với những nhà lãnh đạo trong quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Để có thể chuyển đổi số doanh nghiệp thành công, bên cạnh hạ tầng công nghệ thì cũng cần những nhân sự có chuyên môn cao có thể làm chủ công nghệ, các nhân viên cần nắm được cách thức vận hành của giải pháp và ứng dụng nó trong công việc.
Tại Việt Nam số lượng lao động có chuyên môn về công nghệ chưa nhiều, đa số là lao động phổ thông với sự nhạy bén và am hiểu về công nghệ còn thấp. Nếu như xử lý bằng cách đào tạo thì lại vướng vấn đề tài chính. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần cân nhắc trong việc lựa chọn giải pháp chuyển đổi số, phải đảm bảo cả tính hiệu quả và tính dễ dàng sử dụng.
Sự đa dạng của các giải pháp chuyển đổi số hiện nay có thể gây nên khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương án phù hợp với thực trạng, mong muốn và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, các nhà lãnh đạo chưa đủ thông tin để đưa ra một lộ trình chuyển đổi số một cách xuyên suốt, dài hơi và phù hợp với doanh nghiệp của họ.
Tóm lại công cuộc chuyển đổi số mặc dù là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn. Nếu bạn cũng đang gặp phải những khó khăn bên trên đừng ngại liên hệ để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.