Bên cạnh những khó khăn về quản lý dự án, quản lý nguồn lực, quản lý nhân sự,… mà chúng ta đã tìm hiểu ở những bài viết trước thì các doanh nghiệp Việt hiện nay còn đối mặt với một khó khăn khác trong đào tạo nâng cao năng lực nhân sự, đảm bảo nhân sự được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thích ứng với những yêu cầu mới.
Một doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, có kỹ năng sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong thị trường. Việc đào tạo nhân viên được ví như 1 khoản đầu tư cho tương lai doanh nghiệp, nếu bỏ qua đồng nghĩa với công ty sẽ đánh mất những rất nhiều lợi ích trong tương lai.
Cụ thể những khó khăn điển hình trong đào tạo và nâng cao năng lưc nhân sự mà các doanh nghiệp có thể phải đối mặt là gì? cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của việc đào tạo nhân sự để nâng cao năng lực và cạnh tranh. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa đầu tư đủ tài nguyên và thời gian vào việc này. Theo khảo sát của Neisel (2021) 72% các doanh nghiệp được khảo sát trả lời rằng có hoạt động đào tạo nhân sự nội bộ định kì.
Đào tạo nhân sự tại Việt Nam thường tập trung vào các kỹ năng cơ bản và chuyên môn. Các khóa đào tạo về kỹ năng mềm, lãnh đạo, quản lý, và phát triển cá nhân vẫn còn hạn chế và chưa được ưu tiên.
Mặc dù có sự phát triển về chất lượng đào tạo nhân sự tại Việt Nam, nhưng vẫn còn tồn tại sự chênh lệch giữa các loại hình đào tạo và trung tâm. Một số chương trình đào tạo chất lượng cao được cung cấp bởi các trường đại học và tổ chức đào tạo uy tín, nhưng cũng có nhiều chương trình không đạt chất lượng.
Áp lực từ công việc hàng ngày và môi trường kinh doanh nhanh chóng có thể khiến việc tham gia vào các khóa đào tạo trở nên khó khăn đối với nhân viên. Điều này đặc biệt đúng với những khóa học dài hạn hoặc yêu cầu thời gian tách rời khỏi công việc.
Một thách thức khác là việc áp dụng kiến thức từ các khóa đào tạo vào công việc hàng ngày. Việc thiếu sự hỗ trợ và theo dõi từ lãnh đạo và quản lý có thể khiến nhân viên khó áp dụng được những gì họ học được.
Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và duy trì đội ngũ giảng viên hoặc huấn luyện viên có chất lượng, có kiến thức sâu rộng và khả năng truyền đạt hiệu quả.
Chưa hiểu tầm quan trọng của đào tạo
Trong Báo cáo “Đào tạo và Phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng và xu hướng trong thời kỳ Chuyển đổi số” với sự tham gia 225 doanh nghiệp, kết quả báo cáo chỉ ra chỉ có 34% doanh nghiệp cho rằng việc trang bị kiến thức và kỹ năng cho nhân viên là cần thiết.
Điều này có thể thấy được, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích thiết thực mà hoạt động này mang lại. Nhiều doanh nghiệp thay vì thực hiện chương trình đào tạo nội bộ, chuyển sang tuyển dụng các nhân viên có chuyên môn và kỹ năng tốt. Tuy nhiên, việc tuyển dụng này chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt, những công ty này thường sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì tính ổn định về nhân sự cũng như khả năng thích ứng khi môi trường kinh doanh biến động.
Khó khăn về kinh phí
Kinh phí phục vụ cho đào tạo là một trong những trở ngại lớn nhất trong hành trình đồng bộ hóa chất lượng đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Đặc biệt, sự kéo dài của đại dịch Covid-19 trong nhiều năm khiến ngân sách dành cho hoạt động đào tạo ở các doanh nghiệp bị cắt giảm.
Theo báo cáo “Đào tạo và Phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng và xu hướng trong thời kỳ Chuyển đổi số”, kết quả cho thấy 10% doanh nghiệp ngừng hoàn toàn và 32% cắt giảm ngân sách cho việc đào tạo và phát triển. Ngoài ra, nhiều chương trình đào tạo không mang đến hiệu quả tức thì cũng là nguyên nhân khiến các chủ doanh nghiệp cắt giảm chi phí từ sớm.
Với những doanh nghiệp sử dụng phương pháp đào tạo tập trung, chi phí để thực hiện đào tạo bao gồm in ấn tài liệu, thuê địa điểm, đi lại, ăn uống… Những khoản chi phí này cũng khiến các doanh nghiệp cân nhắc số chương trình đào tạo cần thiết phải thực hiện trong năm.
Khó khăn trong thuyết phục nhân sự tham gia
Mặc dù việc đào tạo mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên rất nhiều nhân sự tại doanh nghiệp không mặn mà với các khoá đào tạo bởi, quá trình đào tạo nâng cao năng lực có thể tốn nhiều thời gian, đặc biệt đối với các khóa học dài hạn hoặc trong trường hợp phải điều chỉnh thời gian làm việc của nhân viên để tham gia vào quá trình đào tạo.
Nhận thấy được hiệu quả của quá trình đào tạo có thể khá khó khăn làm sao để đo lường sự cải thiện về năng lực và hiệu suất làm việc sau khi hoàn thành các khoá đào tạo mà họ tham gia.
Khó khăn trong thiết kế nội dung đào tạo
Nhân viên trong doanh nghiệp có nền tảng, kinh nghiệm và khả năng khác nhau. Việc thiết kế một chương trình đào tạo phải đảm bảo phù hợp với tất cả các cá nhân và cung cấp nội dung hữu ích cho tất cả mọi người.
Đôi khi, sau khi nhân viên hoàn thành khóa đào tạo nâng cao năng lực, họ có thể được cơ hội tốt hơn từ các doanh nghiệp khác. Điều này có thể gây ra tình trạng mất nguồn nhân lực đang được đào tạo.