Ở bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về thực trạng công cuộc số hoá doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam. Qua những con số thống kê, những dữ liệu khảo sát có thể dễ dàng nhận thấy sự đối lập giữa mức độ quan tâm tới việc số hoá doanh nghiệp và thực tế các doanh nghiệp triển khai số hoá thành công.
Từ đó có thể thấy hành trình số hoá doanh nghiệp không phải một bài toán đơn giản, thực tế các doanh nghiệp vẫn đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong quá trình số hoá. Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể các khó khăn và hướng giải quyết trong bài viết ngày hôm nay.
Số hoá doanh nghiệp, còn được gọi là quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, là việc áp dụng các công nghệ số hóa để cải thiện quy trình kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng và duy trì sự cạnh tranh trong thời đại số. Dưới đây là một số lý do quan trọng về tại sao doanh nghiệp cần số hoá:
Tối ưu hóa Quy Trình: Số hoá cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình kinh doanh bằng cách loại bỏ hoặc giảm thiểu các bước thủ công, tăng cường hiệu suất và giảm lãng phí thời gian.
Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng: Công nghệ số hoá cho phép doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn thông qua dịch vụ cá nhân hóa, giao dịch trực tuyến thuận tiện, và tương tác tốt hơn trên các nền tảng kỹ thuật số.
Cải Thiện Quản lý Dữ Liệu và Thông Tin: Số hoá giúp doanh nghiệp tổ chức và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn. Dữ liệu được lưu trữ, xử lý và chia sẻ dễ dàng hơn, đồng thời cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra quyết định chiến lược.
Tăng Cường Sự Cạnh Tranht: Các doanh nghiệp số hoá thường có khả năng thích nghi nhanh chóng với thay đổi trong môi trường kinh doanh. Họ có khả năng mở rộng quy mô và phát triển mới một cách linh hoạt hơn.
Tiết Kiệm Chi Phí và Thời Gian: Số hoá có thể giúp giảm thiểu chi phí vận hành, tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.
Hiểu Rõ Khách Hàng Hơn: Công nghệ số hoá cung cấp khả năng thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mong muốn và hành vi của khách hàng, từ đó tạo ra các chiến lược tiếp thị và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Thiếu chi phí
Theo kết quả khảo sát gần 200 doanh nghiệp Việt của Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy. Có đến 60,1% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết rào cản mà họ gặp phải khi áp dụng công nghệ số là bởi chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao. Điều này một phần cũng do tác động bởi đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về giảm doanh thu, thiếu hụt nguồn vốn nói chung, trong đó ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, triển khai, duy trì các giải pháp cho chuyển đổi số cho chuyển đổi số.
Để giải quyết cần đánh giá cẩn thận các giải pháp số hoá để đảm bảo tính khả thi tài chính và lợi ích dài hạn. Tìm kiếm các nguồn tài trợ, khoản vay hoặc hợp tác đối tác để giảm thiểu tác động tài chính ban đầu.
Thiếu nhân sự và khó khăn trong thay đổi thói quen cũ
Khó khăn trong thay đổi thói quen hoạt động truyền thống được coi là rào cản lớn thứ hai khiến doanh nghiệp găp khó khăn, chiếm tỷ lệ 52,3% số doanh nghiệp khảo sát. Qua phản ánh của các doanh nghiệp, việc chuyển đối số sẽ thay đổi thói quen và cách làm việc của người lao động. Một số doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm nhưng nhân viên, người lao động không ứng dụng, hoặc chỉ ứng dụng một phần, khiến mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp không đạt được mục tiêu đề ra.
Tiếp đến là khó khăn về thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số chiếm 52,3% số doanh nghiệp tham gia khảo sát. Trong một năm qua, nhận thức về chuyển đổi số của doanh nghiệp đã được cải thiện nhiều, nhiều doanh nghiệp đã có ý định, nhu cầu chuyển đổi số. Khi doanh nghiệp bắt đầu mục tiêu chuyển đổi số, thì bắt gặp khó khăn về việc thiếu các cán bộ có kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng để triển khai dự án chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình.
Để giải quyết:
– Lãnh đạo cần thiết lập tầm nhìn rõ ràng và minh bạch về tầm quan trọng của số hoá.
– Đặt ra lợi ích cụ thể và hấp dẫn mà số hoá mang lại cho nhân viên.
– Cung cấp khả năng đào tạo và hỗ trợ để nhân viên phát triển kỹ năng số hóa.
– Xây dựng môi trường thúc đẩy sự sáng tạo và thử nghiệm trong công việc hàng ngày.
Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số
Khó khăn này được được 45,4% doanh nghiệp phản ánh. Bên cạnh đó là sự hiếu thông tin về công nghệ số và Khó khăn trong tích hợp các giải pháp công nghệ số cũng khiến cho quá trình số hoá doanh nghiệp trở nên khó khăn.
Để giải quyết thì cần lựa chọn các giải pháp có khả năng tùy chỉnh và tích hợp tốt với hệ thống sẵn có. Tham gia vào các cuộc thảo luận với nhà cung cấp về các nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp để đảm bảo tích hợp suôn sẻ.