Quản lý nhân viên luôn là bài toán mà mọi doanh nghiệp đều trăn trở. Điều đó càng bức thiết hơn trong hoàn cảnh hiện nay, đội ngũ nhân sự lao động trẻ năng động và hoạt bát hơn rất khác biệt so với các thế hệ trước vậy nên công tác này càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Việc đảm bảo sự tương tác nội bộ hiệu quả có thể giúp duy trì hiệu suất làm việc cao cho nhân viên, đảm bảo sự phối hợp làm việc trơn tru giữa các phòng ban và bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết ngày hôm nay.
Duy trì hiệu suất của nhân viên trong doanh nghiệp, nhân viên đảm bảo kết quả làm việc cao từ đầu tuần đến cuối tuần là điều không đơn giản và rất ít doanh nghiệp có thể làm được trọn vẹn. Bởi lẽ quy mô nhân sự càng lớn thì những khó khăn trong việc đảm bảo hiệu suất của nhân viên càng tăng. Dưới đây là những khó khăn nổi bật mà các doanh nghiệp thường xuyên gặp phải.
Đầu tiên là nhân viên có thể mất động lực khi làm việc trong môi trường không khí áp lực, thiếu sự thú vị và cơ hội phát triển. Khi các nhân viên phải làm một công việc nhàm chán lặp đi lặp lại, chịu áp lực về KPI, sản lượng, doanh số,…
Thứ hai, khi doanh nghiệp không cung cấp đủ cơ hội đào tạo và phát triển có thể làm cho nhân viên cảm thấy bế tắc trong công việc và thiếu khả năng để thúc đẩy sự nghiệp của họ, khiến họ mất đi mong muốn cống hiến và hết mình với công việc đang đảm nhiệm.
Điều thứ ba là khi nhân viên không hiểu rõ mục tiêu và kế hoạch công việc của mình, họ làm việc mà không biết liệu mình đang đóng góp điều gì cho tập thể, công việc của mình có quan trọng hay không,…và có thể dẫn đến hiệu suất thấp.
Tiếp theo là sự giao tiếp không tốt và thiếu phản hồi định kỳ có thể làm cho nhân viên không biết mình đang làm việc tốt hay cần cải thiện điều gì. Nếu như không có sự khen thưởng xứng đáng những người làm tốt, nhắc nhở và răn đe những thành viên không làm việc hiệu quả thì hiệu suất công việc có thể bị giảm đáng kể.
Cuối cùng là môi trường làm việc không tốt hoặc sự áp lực quá cao từ quản lý, lãnh đạo có thể khiến nhân viên căng thẳng và burnout, không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng khiến năng suất bị giảm sút.
Tương tác nội bộ trong doanh nghiệp (Internal Communication) là quá trình trao đổi thông tin, ý kiến, tin tức và tương tác giữa các thành viên trong tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đây là một phần quan trọng của hoạt động tổ chức, giúp duy trì và tăng cường sự hiểu biết, sự hợp tác, và đồng thuận giữa các nhân viên, bộ phận và cấp quản lý khác nhau.
Tương tác nội bộ có thể diễn ra ở nhiều cấp độ và qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm:
Tương tác từ cấp quản lý đến nhân viên: Điều này bao gồm việc chuyển tải thông tin về chiến lược, mục tiêu, kế hoạch và các thông tin liên quan khác từ cấp quản lý cao hơn xuống cấp thấp hơn trong tổ chức. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ hơn về hướng đi của doanh nghiệp và cách công việc của họ đóng góp vào mục tiêu tổng thể.
Tương tác giữa các bộ phận: Các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp cần phải tương tác để đảm bảo sự phối hợp trong các dự án, giao dịch công việc và chia sẻ thông tin cần thiết để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
Tương tác ngang hàng: Đây là tương tác giữa các nhân viên có cùng cấp bậc hoặc vị trí trong tổ chức. Nó có thể thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giúp cải thiện tinh thần đồng đội.
Các kênh truyền thông nội bộ: Đây bao gồm email nội bộ, tin tức trên trang web của công ty, diễn đàn nội bộ, hội thảo, họp gặp và các công cụ truyền thông khác. Mỗi kênh có thể phù hợp với mục đích và nhu cầu tương tác khác nhau.
Tương tác nội bộ giúp đảm bảo rằng thông tin về mục tiêu, kế hoạch và chiến lược của doanh nghiệp được truyền đạt một cách rõ ràng và hiệu quả đến tất cả nhân viên. Khi mọi người hiểu rõ mục tiêu và ý nghĩa công việc của mình, họ sẽ có xu hướng làm việc đúng hướng và cống hiến hơn
Giúp xây dựng môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cảm thấy thuộc về và được quan tâm. Tinh thần đồng đội mạnh mẽ thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Tạo ra môi trường thích hợp để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và học hỏi từ nhau. Khi nhân viên có cơ hội học hỏi và phát triển, họ sẽ trở nên năng động hơn trong công việc và có khả năng thực hiện nhiệm vụ phức tạp hơn.
Giúp tạo ra cơ hội để nhân viên trao đổi ý kiến, đưa ra phản hồi và giải quyết xung đột một cách xây dựng. Điều này giúp giải quyết các vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, từ đó không để vấn đề trở thành nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.