Mặc dù thuật ngữ “kỹ năng cộng tác” đã trở thành một từ thông dụng với các doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay nó không còn là một khái niệm xa vời mà  kỹ năng cộng tác tại nơi làm việc  đang dần được coi là  chìa khóa để làm việc hiệu quả.

Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về kỹ năng cộng tác và lý do nó được các doanh nghiệp coi trọng trong bài viết dưới đây.

Khái niệm về kỹ năng cộng tác trong doanh nghiệp

Kỹ năng cộng tác hay còn gọi là hợp tác có thể hiểu là bạn sẽ làm việc với một hoặc nhiều người khác để lên ý tưởng, triển khai phương án thực hiện, đo lường và đánh giá… cùng nhau hoàn thành một mục tiêu chung của tổ chức. Khối lượng công việc của các phòng ban trong doanh nghiệp thường tương đối lớn và ngày càng tăng theo quy mô doanh nghiệp, vậy nên chắc chắn cần nhiều người cùng nhau thực hiện nhiệm vụ của phòng ban đó.

Kỹ năng cộng tác có thể coi là một trong những kỹ năng mềm cần thiết mà ai cũng nên biết bên cạnh kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp,…Sở hữu kỹ năng này sẽ giúp bạn trở nên “đắt giá” hơn trong mắt nhà tuyển dụng và các cấp quản lý khi vào làm tại doanh nghiệp.

Kỹ năng cộng tác mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Gia tăng sự gắn kết nội bộ

Nếu các thành viên của tổ chức đều có kỹ năng cộng tác thì việc giao tiếp, trao đổi với nhau sẽ diễn ra một cách thường xuyên và dễ dàng. Điều này sẽ tạo ra sự gắn kết bền chặt giữa các thành viên khi mọi người hiểu nhau, biết được những khó khăn của nhau và giúp đỡ nhau vượt qua để hướng đến mục tiêu chung của cả tổ chức.

Việc giao tiếp thường xuyên và cộng tác trong công việc còn có thể giúp tránh khỏi những hiểu lầm không đáng có về nhau trong tổ chức, hạn chế những “drama công sở” luôn tồn tại trước nay trong các doanh nghiệp.

Gia tăng hiệu suất làm việc

Mỗi nhân viên trong tổ chức đều có một kỹ năng chuyên môn và sở trường riêng bên cạnh đó cũng có những điểm hạn chế về kiến thức hoặc kỹ năng. Tuy nhiên khi các thành viên cộng tác với nhau thì có thể tận dụng điểm mạnh của người này bù trừ điểm hạn chế của người khác.

Các thành viên được làm việc đúng sở trường thì hiệu suất làm việc sẽ tăng lên, tâm trạng cũng thoải mái hơn và hiệu quả công việc chắc chắn sẽ tốt hơn.

Giải quyết vấn đề nhanh chóng

Khi các thành viên trong tổ chức có kỹ năng cộng tác thì các thông tin về công việc, dự án, tiến độ luôn được cập nhật một cách liên tục. Điều này giúp các cấp quản lý và các thành viên phát hiện sớm các vấn đề và đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Để đưa ra quyết định về cách thức xử lý vấn đề thì cần thông tin đầu vào từ những thành viên đang trực tiếp thực hiện. Việc cộng tác càng được thực hiện tốt thì việc tổng hợp thông tin để ra quyết định càng nhanh chóng, vấn đề càng sớm được giải quyết.

Làm sao để rèn luyện kỹ năng cộng tác cho nhân viên trong tổ chức

Hiểu rõ những lợi ích mà kỹ năng cộng tác đem lại cho doanh nghiệp, vậy làm sao để có thể thúc đẩy sự rèn luyện kỹ năng này trong tổ chức. Bạn có thể tham khảo ba cách dưới đây để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

1. Thống nhất quy trình làm việc đề cao sự cộng tác

Trong các buổi họp hoạch định chiến lược và cách thức làm việc của các bộ phận các cấp quản lý có thể thống nhất với các thành viên về quy trình làm việc trong thời gian sắp tới sẽ đề cao sự cộng tác của các thành viên, trình bày để mọi người đều hiểu kỹ năng cộng tác là gì và vì sao cần phải rèn luyện và áp dụng nó trong công việc.

Sự thống nhất về một chiến lược cộng tác đóng vai trò cốt yếu để nhận được sự ủng hộ của các thành viên. Qua đó, nhân viên cùng các bên liên quan thấy công ty bạn hiểu rõ giá trị của kỹ năng cộng tác hiệu quả, cũng như thấy bạn có cam kết đầu tư vào chương trình đào tạo lẫn công cụ cần thiết cho việc thực hiện.

2. Ghi nhận và khen thưởng sự cộng tác

Khen thưởng dù nhỏ cũng giúp các nhân viên thấy được sự ghi nhận của quản lý đến sự cố gắng của họ trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Các nhân viên khác cũng có thể lấy đó làm động lực để phấn đấu và rèn luyện thêm kỹ năng cộng tác của bản thân.

3. Đầu tư các công cụ, giải pháp cần thiết

Để có thể cộng tác với nhau hiệu quả trong công việc thì các công cụ và giải pháp ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ giúp việc thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều. Các nền tảng làm việc số có thể cho phép các thành viên giao tiếp và trao đổi liên tục dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian và thiết bị nào.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kỹ năng cộng tác trong doanh nghiệp và ý nghĩa của nó. Nếu như bạn đang tìm kiếm một giải pháp hỗ trợ việc cộng tác linh hoạt trong tổ chức thì đừng ngại liên hệ ngay với ChatOps để được tư vấn và hỗ trợ.

Share this post

Sử dụng Gmail để trải nghiệm tại đây

;