Sự trỗi dậy của các Siêu Ứng Dụng Châu Á

Salesforce mua lại Slack
Kết thúc năm 2021 gã khổng lồ điện toán đám mây Salesforce đã hoàn tất việc mua lại Slack với trị giá 27,7 tỷ USD nhằm bổ sung ứng dụng nhắn tin vào bộ phần mềm doanh nghiệp của mình. Slack là ứng dụng nhắn tin doanh nghiệp (business chat) được hàng loạt startup, công ty truyền thông và các doanh nghiệp công nghệ khác sử dụng như một phương tiện thay thế email và quản lý khả năng liên lạc trong doanh nghiệp). Cho đến nay, thương vụ này là một trong các thương vụ sáp nhập đình đám nhất trong ngành phần mềm doanh nghiệp những năm gần đây. Đối với Salesforce, đây cũng là thương vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay của họ.
CEO Salesforce, Marc Benioff từng cho biết: "Đội ngũ Slack đã xây dựng nên một trong những nền tảng được yêu mến nhất trong lịch sử phần mềm doanh nghiệp, với một hệ sinh thái tuyệt vời bao quanh nó. Đây sẽ là sự kết hợp trên cả tuyệt vời. Cùng nhau, Salesforce và Slack sẽ định hình nên tương lai của phần mềm doanh nghiệp và chuyển đổi cách mọi người làm việc trong thế giới hoàn toàn kỹ thuật số và từ bất cứ đâu". Thực tế, cùng với sự kết hợp với Saleforce, Slack đang trở thành một Digital HQ (Digital Workspace) kết nối mọi người, công cụ, khách hàng và đối tác của doanh nghiệp trong một trụ sở kỹ thuật số. Phá vỡ các phân mảnh giao tiếp và tập hợp các nhóm lại với nhau xung quanh các mục tiêu, dự án và quy trình chung.
Những số liệu đáng chú ý của Slack:
- 12 triệu Active-users hàng ngày
- 70 triệu teams (mỗi team là một đội nhóm có thể coi là một công ty nhỏ)
- 43% các công ty Fortune 100 sử dụng
- 3 triệu tài khoản trả tiền hàng tháng
- Doanh số 630 triệu $ năm 2020, $855 triệu $ năm 2021.
- Market share của Slack là 2.26% so với 0.49% của Microsoft Teams năm 2020
(ref: https://techjury.net/blog/slack-statistics/)
Sự kết hợp của Salesforce (hệ thống ERP là xương sống nền tảng phía sau doanh nghiệp) + Slack (cộng tác làm việc hàng ngày), là một xu hướng tất yếu trong thế giới phần mềm nói chung và phần mềm doanh nghiệp nói riêng, một giao diện duy nhất trong môi trường hoàn toàn số cho người dùng sử dụng hàng ngày và hệ sinh thái phong phú bao quanh (một dạng SuperApp = Apps within An App). Thực tế, mô hình SuperApp đã được triển khai cực kỳ thành công ở địa hạt B2C (dịch vụ cho người dùng đầu cuối), đặc biệt là tại Trung Quốc.
Khả năng đáng kinh ngạc của SuperApp:
- Tập trung chiến lược tăng trưởng vào một ứng dụng thành công
- Tất cả trong một trải nghiệm ở một ứng dụng, một loạt các dịch vụ dưới một mái nhà → nhiều cách khác nhau thúc đẩy người dùng
- Tiết kiệm bộ nhớ điện thoại Khối lượng dữ liệu khách hàng đáng kinh ngạc
- Khả năng mở rộng thị trường với sự tham gia của các bên thứ ba vào hệ sinh thái
- Mở tập khách hàng với đối tác
- Giảm chi phí mua lại một khách hàng sẵn có
- Giữ người dùng ở lại một App khi các nền tảng di động iOS/Android ngày càng khắt khe về quyền riêng tư.
Tìm hiểu vì sao Nơi làm việc kỹ thuật số lại quan trọng với chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Tiếp nối thành công của mô hình SuperApp địa hạt B2C, những Big Tech đang tiến sang lĩnh vực B2B với siêu ứng dụng dành cho doanh nghiệp (dành cho công việc), đặc biệt miền lĩnh vực Business communication & Office collaboration (Collaborative Technology) được chú ý và được hứng nguồn vốn khổng lồ với những tên tuổi lớn và cạnh tranh khốc liệt như Google Workplace, Facebook Workplace, Microsoft Teams, Line Work …
(ref: nguồn Statista)
Thành công nhất nhưng cũng kín tiếng, có thể kể đến là DingTalk của Alibaba và WeCom (WeChat Work) của Tencent.
(ref: nguồn Statista)
DingTalk đã vào Việt Nam từ 2019, được ưa chuộng trong cộng đồng thương mại điện tử (đặc biệt những đơn vị thường xuyên làm ăn, nhập hàng hóa từ Trung Quốc). Tencent cùng với việc là cổ đông lớn của Zalo, việc tham gia vào địa hạt phần mềm doanh nghiệp tại Việt Nam là vấn đề một sớm một chiều. Nên, bức tranh toàn cảnh SAAS phần mềm doanh nghiệp tại Việt Nam, về dài hạn không chắc là cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa với những sản phẩm như vESS, AMIS, Base, 1office, OneSME … mà có thể là cuộc đua song mã của DingTalk và WeCom, 2 nền tảng đến từ Trung Quốc đứng đằng sau là những gã khổng lồ công nghệ tầm vóc quốc tế.
Định hướng ChatOps
Cách tiếp cận của ChatOps tương tự như Slack và lâu dài hướng tới trở thành SuperApp giống với mô hình DingTalk của Alibaba bằng cấu trúc mở dễ dàng đấu nối với những nền giải pháp số dùng trong doanh nghiệp khác.
Hiện tại, ChatOps tập trung vào nền tảng cộng tác (Collaborative Technology) và tự động hóa thông qua trợ lý số (Digital Assistant/Chatbot) để trở thành một Digital Workplace - không gian làm việc số hoàn chỉnh, chú trọng vào việc cộng tác linh hoạt liền mạch hướng tới các tổ chức doanh nghiệp ở mọi cấp độ quy mô.
Cũng giống như thư điện tử, tồn tại song song việc sử dụng email cá nhân và email doanh nghiệp (là tài khoản do doanh nghiệp cấp và quản trị, sở hữu bởi doanh nghiệp). Xu thế tin nhắn cá nhân sử dụng trong công việc sẽ chuẩn đổi dần sang ứng dụng nhắn tin dành cho doanh nghiệp (Business Chat), có thể trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam điều này sẽ tới chậm hơn so với thế giới, nhưng cùng với sự hội nhập liên kết sâu với kinh tế thế giới cũng như đòi hỏi ngày càng cao của tính an toàn bảo mật thông tin cũng như yêu cầu cần tuân thủ ngày càng cao của môi trường doanh nghiệp, ứng dụng nhắn tin doanh nghiệp sẽ phổ cập tại Việt Nam. ChatOps đang trên đường trở thành nền tảng chuyển đổi số hàng đầu, giống như Zalo cho doanh nghiệp trong tương lai.
Đọc bài viết về Giải pháp chuyển đổi số nhanh chóng và toàn diện cho doanh nghiệp Việt.
Những chức năng nổi bật của ChatOps
Business Chat
- Chat trực tiếp với cá nhân, nhóm người trong danh bạ
- Chat nhóm riêng cho từng công việc hay từng dự án
- Chat nhóm chung trên các kênh cộng đồng
- Đánh dấu các kênh chat quan trọng
- Ghim các đoạn tin nhắn quan trọng trên kênh
- Lưu các tin nhắn sử dụng riêng cho cá nhân
Quản Lý Công Việc
- Lên mục tiêu, tạo các nhiệm vụ từ bảng quản lý công việc Kanban hoặc trực tiếp từ bất kỳ dòng tin nhắn nào, đưa lên bảng Kanban
- Chỉ định, giao việc cho cá nhân hay nhóm người
- Theo dõi tiến độ và cập nhật trạng thái công việc
- Thông báo tới người được giao việc
- Chat và trao đổi trên từng nhiệm vụ theo luồng
Gọi thoại và họp trực tuyến
- Tạo và quản lý các phòng/kênh thoại
- Tham gia chat thoại, điều khiển loa, mic
- Chia sẻ màn hình trao đổi công việc
- Chia sẻ video hội họp
Đặt lịch sự kiện
- Tạo lịch họp, sự kiện trên lịch biểu quản lý tập trung
- Kết nối lịch biểu với công việc, hoạt động học tập trên kênh
- Thông báo cho từng cá nhân hoặc trên kênh giao tiếp
Thông báo và tìm kiếm
- Thiết lập cá nhân hoá thông báo công việc trên từng kênh
- Tìm kiếm và truy suất thông tin theo kênh, người gửi, ngày, nội dung
- Truy cập nhanh đến các tin nhắn được đề cập tới người dùng gần đây
Quản lý hoạt động đào tạo
- Quản lý các khoá đào tạo, nội dung chương trình
- Tạo lớp, kênh học tập và quản lý quá trình học tập
- Chỉ định học viên tham gia và đánh giá điểm học viên
- Cá nhân hoá tiến trình học tập, đào tạo trên từng học viên
Tích hợp và Bảo mật
- Tích hợp Chatbot và trợ lý ảo Digital Assistant
- Tích hợp với các phần mềm khác qua API/RPA
- Hook tự động các thông tin quan trọng
- Bảo mật xác thực 2 nhân tố
- Triển khai trên hạ tầng Container, kiến trúc Cluster
So sánh chi phí Slack/Trello/ChatOps
Slack triển khai ở thị trường toàn cầu cho gói cơ bản bắt đầu trả phí là 6.67$/người/tháng (ở Anh là 5 £/người), với gói Business+ là 12.5$/người/tháng, gói Enterprise sẽ được báo giá tùy thuộc vào quy mô sử dụng.
Trello gói cơ bản trả phí là 5$/người/tháng, gói Premium 10$/người/tháng và Enterprise thậm chí là 17.5$/người/tháng.
Discord trả phí 9.99$/người/tháng. Chi phí này là chi phí rất cao mà hầu hết các doanh nghiệp Việt, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
ChatOps tiếp cận thị trường số đông doanh nghiệp Việt, chưa có thói quen chi trả cho dịch vụ SAAS và hầu hết đều xa lạ với công nghệ (có thể nói là low-tech), với gói cơ bản ở mức đầu tư ban đầu chỉ tương đương một nửa các doanh nghiệp kể trên, trong khi khách hàng có một nền tảng ổn định, chất lượng, chức năng tinh gọn, đầy đủ cho mọi hoạt động cộng tác doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp thậm chí làm chủ hoàn toàn dữ liệu tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
ChatOps tin rằng trong tương lai sẽ trở thành cánh tay đắc lực cho các doanh nghiệp Việt phát triển mạnh mẽ trong thế giới số. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tích cực và ủng hộ ChatOps trong chặng đường sắp tới.
Đọc thêm bài viết: Vì sao Du mục số trở thành xu hướng tương lai?

Salesforce mua lại Slack
Kết thúc năm 2021 gã khổng lồ điện toán đám mây Salesforce đã hoàn tất việc mua lại Slack với trị giá 27,7 tỷ USD nhằm bổ sung ứng dụng nhắn tin vào bộ phần mềm doanh nghiệp của mình. Slack là ứng dụng nhắn tin doanh nghiệp (business chat) được hàng loạt startup, công ty truyền thông và các doanh nghiệp công nghệ khác sử dụng như một phương tiện thay thế email và quản lý khả năng liên lạc trong doanh nghiệp). Cho đến nay, thương vụ này là một trong các thương vụ sáp nhập đình đám nhất trong ngành phần mềm doanh nghiệp những năm gần đây. Đối với Salesforce, đây cũng là thương vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay của họ.
CEO Salesforce, Marc Benioff từng cho biết: "Đội ngũ Slack đã xây dựng nên một trong những nền tảng được yêu mến nhất trong lịch sử phần mềm doanh nghiệp, với một hệ sinh thái tuyệt vời bao quanh nó. Đây sẽ là sự kết hợp trên cả tuyệt vời. Cùng nhau, Salesforce và Slack sẽ định hình nên tương lai của phần mềm doanh nghiệp và chuyển đổi cách mọi người làm việc trong thế giới hoàn toàn kỹ thuật số và từ bất cứ đâu". Thực tế, cùng với sự kết hợp với Saleforce, Slack đang trở thành một Digital HQ (Digital Workspace) kết nối mọi người, công cụ, khách hàng và đối tác của doanh nghiệp trong một trụ sở kỹ thuật số. Phá vỡ các phân mảnh giao tiếp và tập hợp các nhóm lại với nhau xung quanh các mục tiêu, dự án và quy trình chung.
Những số liệu đáng chú ý của Slack:
- 12 triệu Active-users hàng ngày
- 70 triệu teams (mỗi team là một đội nhóm có thể coi là một công ty nhỏ)
- 43% các công ty Fortune 100 sử dụng
- 3 triệu tài khoản trả tiền hàng tháng
- Doanh số 630 triệu $ năm 2020, $855 triệu $ năm 2021.
- Market share của Slack là 2.26% so với 0.49% của Microsoft Teams năm 2020
(ref: https://techjury.net/blog/slack-statistics/)
Sự kết hợp của Salesforce (hệ thống ERP là xương sống nền tảng phía sau doanh nghiệp) + Slack (cộng tác làm việc hàng ngày), là một xu hướng tất yếu trong thế giới phần mềm nói chung và phần mềm doanh nghiệp nói riêng, một giao diện duy nhất trong môi trường hoàn toàn số cho người dùng sử dụng hàng ngày và hệ sinh thái phong phú bao quanh (một dạng SuperApp = Apps within An App). Thực tế, mô hình SuperApp đã được triển khai cực kỳ thành công ở địa hạt B2C (dịch vụ cho người dùng đầu cuối), đặc biệt là tại Trung Quốc.
Khả năng đáng kinh ngạc của SuperApp:
- Tập trung chiến lược tăng trưởng vào một ứng dụng thành công
- Tất cả trong một trải nghiệm ở một ứng dụng, một loạt các dịch vụ dưới một mái nhà → nhiều cách khác nhau thúc đẩy người dùng
- Tiết kiệm bộ nhớ điện thoại Khối lượng dữ liệu khách hàng đáng kinh ngạc
- Khả năng mở rộng thị trường với sự tham gia của các bên thứ ba vào hệ sinh thái
- Mở tập khách hàng với đối tác
- Giảm chi phí mua lại một khách hàng sẵn có
- Giữ người dùng ở lại một App khi các nền tảng di động iOS/Android ngày càng khắt khe về quyền riêng tư.
Tìm hiểu vì sao Nơi làm việc kỹ thuật số lại quan trọng với chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Tiếp nối thành công của mô hình SuperApp địa hạt B2C, những Big Tech đang tiến sang lĩnh vực B2B với siêu ứng dụng dành cho doanh nghiệp (dành cho công việc), đặc biệt miền lĩnh vực Business communication & Office collaboration (Collaborative Technology) được chú ý và được hứng nguồn vốn khổng lồ với những tên tuổi lớn và cạnh tranh khốc liệt như Google Workplace, Facebook Workplace, Microsoft Teams, Line Work …
(ref: nguồn Statista)
Thành công nhất nhưng cũng kín tiếng, có thể kể đến là DingTalk của Alibaba và WeCom (WeChat Work) của Tencent.
(ref: nguồn Statista)
DingTalk đã vào Việt Nam từ 2019, được ưa chuộng trong cộng đồng thương mại điện tử (đặc biệt những đơn vị thường xuyên làm ăn, nhập hàng hóa từ Trung Quốc). Tencent cùng với việc là cổ đông lớn của Zalo, việc tham gia vào địa hạt phần mềm doanh nghiệp tại Việt Nam là vấn đề một sớm một chiều. Nên, bức tranh toàn cảnh SAAS phần mềm doanh nghiệp tại Việt Nam, về dài hạn không chắc là cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa với những sản phẩm như vESS, AMIS, Base, 1office, OneSME … mà có thể là cuộc đua song mã của DingTalk và WeCom, 2 nền tảng đến từ Trung Quốc đứng đằng sau là những gã khổng lồ công nghệ tầm vóc quốc tế.
Định hướng ChatOps
Cách tiếp cận của ChatOps tương tự như Slack và lâu dài hướng tới trở thành SuperApp giống với mô hình DingTalk của Alibaba bằng cấu trúc mở dễ dàng đấu nối với những nền giải pháp số dùng trong doanh nghiệp khác.
Hiện tại, ChatOps tập trung vào nền tảng cộng tác (Collaborative Technology) và tự động hóa thông qua trợ lý số (Digital Assistant/Chatbot) để trở thành một Digital Workplace - không gian làm việc số hoàn chỉnh, chú trọng vào việc cộng tác linh hoạt liền mạch hướng tới các tổ chức doanh nghiệp ở mọi cấp độ quy mô.
Cũng giống như thư điện tử, tồn tại song song việc sử dụng email cá nhân và email doanh nghiệp (là tài khoản do doanh nghiệp cấp và quản trị, sở hữu bởi doanh nghiệp). Xu thế tin nhắn cá nhân sử dụng trong công việc sẽ chuẩn đổi dần sang ứng dụng nhắn tin dành cho doanh nghiệp (Business Chat), có thể trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam điều này sẽ tới chậm hơn so với thế giới, nhưng cùng với sự hội nhập liên kết sâu với kinh tế thế giới cũng như đòi hỏi ngày càng cao của tính an toàn bảo mật thông tin cũng như yêu cầu cần tuân thủ ngày càng cao của môi trường doanh nghiệp, ứng dụng nhắn tin doanh nghiệp sẽ phổ cập tại Việt Nam. ChatOps đang trên đường trở thành nền tảng chuyển đổi số hàng đầu, giống như Zalo cho doanh nghiệp trong tương lai.
Đọc bài viết về Giải pháp chuyển đổi số nhanh chóng và toàn diện cho doanh nghiệp Việt.
Những chức năng nổi bật của ChatOps
Business Chat
- Chat trực tiếp với cá nhân, nhóm người trong danh bạ
- Chat nhóm riêng cho từng công việc hay từng dự án
- Chat nhóm chung trên các kênh cộng đồng
- Đánh dấu các kênh chat quan trọng
- Ghim các đoạn tin nhắn quan trọng trên kênh
- Lưu các tin nhắn sử dụng riêng cho cá nhân
Quản Lý Công Việc
- Lên mục tiêu, tạo các nhiệm vụ từ bảng quản lý công việc Kanban hoặc trực tiếp từ bất kỳ dòng tin nhắn nào, đưa lên bảng Kanban
- Chỉ định, giao việc cho cá nhân hay nhóm người
- Theo dõi tiến độ và cập nhật trạng thái công việc
- Thông báo tới người được giao việc
- Chat và trao đổi trên từng nhiệm vụ theo luồng
Gọi thoại và họp trực tuyến
- Tạo và quản lý các phòng/kênh thoại
- Tham gia chat thoại, điều khiển loa, mic
- Chia sẻ màn hình trao đổi công việc
- Chia sẻ video hội họp
Đặt lịch sự kiện
- Tạo lịch họp, sự kiện trên lịch biểu quản lý tập trung
- Kết nối lịch biểu với công việc, hoạt động học tập trên kênh
- Thông báo cho từng cá nhân hoặc trên kênh giao tiếp
Thông báo và tìm kiếm
- Thiết lập cá nhân hoá thông báo công việc trên từng kênh
- Tìm kiếm và truy suất thông tin theo kênh, người gửi, ngày, nội dung
- Truy cập nhanh đến các tin nhắn được đề cập tới người dùng gần đây
Quản lý hoạt động đào tạo
- Quản lý các khoá đào tạo, nội dung chương trình
- Tạo lớp, kênh học tập và quản lý quá trình học tập
- Chỉ định học viên tham gia và đánh giá điểm học viên
- Cá nhân hoá tiến trình học tập, đào tạo trên từng học viên
Tích hợp và Bảo mật
- Tích hợp Chatbot và trợ lý ảo Digital Assistant
- Tích hợp với các phần mềm khác qua API/RPA
- Hook tự động các thông tin quan trọng
- Bảo mật xác thực 2 nhân tố
- Triển khai trên hạ tầng Container, kiến trúc Cluster
So sánh chi phí Slack/Trello/ChatOps
Slack triển khai ở thị trường toàn cầu cho gói cơ bản bắt đầu trả phí là 6.67$/người/tháng (ở Anh là 5 £/người), với gói Business+ là 12.5$/người/tháng, gói Enterprise sẽ được báo giá tùy thuộc vào quy mô sử dụng.
Trello gói cơ bản trả phí là 5$/người/tháng, gói Premium 10$/người/tháng và Enterprise thậm chí là 17.5$/người/tháng.
Discord trả phí 9.99$/người/tháng. Chi phí này là chi phí rất cao mà hầu hết các doanh nghiệp Việt, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
ChatOps tiếp cận thị trường số đông doanh nghiệp Việt, chưa có thói quen chi trả cho dịch vụ SAAS và hầu hết đều xa lạ với công nghệ (có thể nói là low-tech), với gói cơ bản ở mức đầu tư ban đầu chỉ tương đương một nửa các doanh nghiệp kể trên, trong khi khách hàng có một nền tảng ổn định, chất lượng, chức năng tinh gọn, đầy đủ cho mọi hoạt động cộng tác doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp thậm chí làm chủ hoàn toàn dữ liệu tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
ChatOps tin rằng trong tương lai sẽ trở thành cánh tay đắc lực cho các doanh nghiệp Việt phát triển mạnh mẽ trong thế giới số. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tích cực và ủng hộ ChatOps trong chặng đường sắp tới.
Đọc thêm bài viết: Vì sao Du mục số trở thành xu hướng tương lai?
Các bài viết khác
Liên hệ tư vấn
